Tin mới

Đi xét nghiệm ADN, mẹ bàng hoàng phát hiện bệnh viện trao nhầm con 3 năm trướ

Thứ ba, 12/07/2016, 13:51 (GMT+7)

“Từ sau khi có kết quả xét nghiệm AND đứa con của mình không cùng huyết thống, gia đình tôi như bị đảo lộn. Con mình mang nặng đẻ đau mà giờ phải nuôi con người khác khiến tôi không thể nào chợp mắt được”, anh Vũ Đình Khiên - cha của bé gái bị trao nhầm chia sẻ.

Trưa ngày 12/7, trao đổi với Dân Trí, bác sĩ Trần Đình Cường - Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long (tỉnh Bình Phước) cho biết bệnh viện đang hoàn tất các thủ tục để trao trả lại con cho hai người phụ nữ mà bệnh viện đã trao nhầm cách đây 3 năm.

“Vừa qua, sau khi nhận được phản ánh của gia đình chị Nguyễn Thị Thu Trang và anh Nguyễn Đình Khiên (ngụ Bình Phước) về việc bệnh viện trao nhầm con cho một người phụ nữ gần nhà vì hai người sinh cùng ngày, bệnh viện đã đưa hai bé gái đi xét nghiệm ADN và cho kết quả huyết thống chéo. Nhận thấy sự nhầm lẫn của mình gây ra hậu quả cho hai gia đình là quá lớn nên bệnh viện đang tiến hành thương thảo để trao trả lại hai cháu về đúng vị trí của mình. Đồng thời, bệnh viện cũng đang tiến hành thỏa thuận để bồi thường những tổn thất mà hai gia đình đã trải qua. Khi có kết quả chính thức sẽ thông tin đến công chúng”, bác sĩ Cường thông tin.

Chia sẻ với PV Dân Trí, anh Vũ Đình Khiên (36 tuổi, ngụ Bình Phước) và vợ là chị Nguyễn Thị Thu Trang cho biết, vợ chồng chị đã sớm nghi ngờ đứa con út không phải con gái của mình nhưng không ngờ đến việc bệnh viện trao nhầm con. Sự việc cũng khiến gia đình anh chị gặp phải khá nhiều đàm tiếu của hàng xóm và vợ chồng cũng vì thế nên thường xảy ra bất hoà.

Theo gia đình chị Trang, vào sáng 10/1/2013, chị Trang nằm sinh cùng phòng với một người phụ nữ tại huyện Hớn Quản. Chị sinh trước sản phụ kia chừng 15 phút. Hai bé sau đó được hai hộ lý đỡ đẻ đưa đi tắm, rồi bế ra ngoài cho người thân nhìn mặt trước khi bàn giao lại cho mẹ tại phòng nghỉ dưỡng. Năm ngày sau, chị Trang xuất viện, đưa bé gái về nhà nuôi bình thường mà không hề biết chuyện bị nhầm lẫn. Trong khi đó, sản phụ chung phòng xuất viện một ngày trước, hai nhà cách nhau chừng 5km.

“Thấy con càng lớn càng không giống ai trong gia đình nên nhiều người cũng buông lời đàm tiếu khiến gia đình tôi rất khó chịu. Cũng vì đứa con gái út quá khác với những người trong gia đình nên nhiều lần gia đình cũng lục đục vì hiểu lầm nhau”, anh Khiên nói.

Chị Trang cho biết: “Đầu tháng 5, trong lần đi bán bánh mì tại xã Phước An cha của tôi vô tình thấy người phụ nữ từng sinh cùng phòng với tôi 3 năm trước bế bé gái rất giống con đầu của tôi nên nghi ngờ. Sau đó cha tôi động viên tôi đưa con gái đi xét nghiệm AND thì phát hiện con gái không cùng huyết thống, thật sự gia đình tôi rất sốc”.

Ngay sau khi phát hiện sự việc trên, gia đình chị Trang đã đến gặp gia đình vợ chồng đang nuôi bé gái giống con của mình để trình bày về vấn đề nhầm con. Tuy vậy, phía gia đình này cho rằng gia đình chị Trang đang có ý định cướp con của mình nên kịch liệt phản đối. Quá bế tắc, chị đã tìm đến bệnh viện Đa khoa thị xã Bình Long để trao đổi vấn đề trên và được phía bệnh viện đưa hai bé đi xét nghiệm để tìm ra cha mẹ ruột.

Anh Khiên tâm sự: “Suốt 3 năm qua cũng vì chuyện này mà gia đình tôi không có những tháng ngày hạnh phúc thật sự. Hơn 2 tháng qua, sau khi có kết quả xét nghiệm chính thức gia đình tôi cũng không được ăn ngon ngủ yên. Gia đình tôi chỉ mong muốn được nhận lại chính con ruột của mình để chăm sóc con cho tròn đạo cha mẹ. Con mình mang nặng đẻ đau mà giờ phải nuôi con người khác tôi thấy xót xa lắm. Vợ chồng tôi cũng vì chuyện này mà suy sụp về tinh thần suốt một thời gian dài. Mong sao phía bệnh viện sẽ nhanh chóng tiến hành các thủ tục để tôi được nhận lại con mình. Về phía bồi thường cho hai gia đình thì tôi mong sao luật đưa ra như thế nào bệnh viện cứ thế mà làm”.

Trao đổi thêm về vấn đề trên, bác sĩ Cường cũng cho biết: “ Qua rà soát quy trình và hồ sơ, hai thai phụ sinh cùng 6h30 ngày 10/1/2013, đều là bé gái và cân nặng 3kg. Theo quy trình, bệnh viện luôn có ký hiệu, đánh dấu đồng nhất giữa mẹ và bé để không nhầm lẫn khi cùng sinh chung. Tuy nhiên, có lẽ do hai bé sinh cùng thời gian nên trong lúc tắm rửa, giao cho gia đình đã xảy ra sự cố nhầm lẫn đáng tiếc. Ngày 24/6 vừa qua sau khi biết kết quả xét nghiệm ADN, đơn vị đã mời hai gia đình và đại diện chính quyền địa phương lên để hòa giải, tìm phương án trong việc xúc tiến trao trả lại các bé cho ba mẹ ruột nhưng hầu như cả ba bên vẫn chưa có tiếng nói chung”.

“Bệnh viện đã nhận lỗi trước hai gia đình và đưa ra hướng hỗ trợ tinh thần 10 tháng lương tối thiểu cũng như các khoản phí vật chất mà hai bên phải gánh chịu trong 3 năm qua. Tuy nhiên, kết thúc buổi hòa giải, cả hai gia đình vẫn không có ý kiến gì với mức bồi thường cũng như thời gian trao đổi hai bé nên bệnh viện đang chờ. Về phía bệnh viện, các phòng ban cũng đang họp để xem xét xử lý trách nhiệm của hai hộ sinh trao nhầm con và những người trong kíp trực hôm đó”, bác sĩ Cường khẳng định.

 

Thấy bé gái của người phụ nữ sinh cùng phòng 3 năm trước giống con đầu của mình hơn đứa út, chị Trang đưa con đi xét nghiệm thì chết lặng khi kết quả không cùng huyết thống.

Ngày 11/7, trao đổi với VnExpress, bác sĩ Trần Đình Cường - Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long (tỉnh Bình Phước) - xác nhận, bệnh viện vừa đưa hai bé gái sinh tại đây 3 năm trước đi xét nghiệm ADN và cho kết quả huyết thống chéo. Bệnh viện và hai gia đình đang thương thảo bồi thường tổn thất tinh thần và các chi phí khác để sớm làm thủ tục trao trả lại hai bé cho ba mẹ ruột. 

Cách Bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long chừng một km, không khí trong căn nhà cấp bốn cũ kỹ của vợ chồng chị Nguyễn Thị Thu Trang (26 tuổi) những ngày qua trở nên buồn hơn, sau khi họ biết kết quả xét nghiệm ADN con gái nuôi nấng hơn 3 năm qua không phải máu mủ của mình.
Ngồi trầm ngâm nhìn con gái út vẫn hồn nhiên đùa nghịch với những đứa trẻ hàng xóm trước sân, chị Trang kể, sáng 10/1/2013, chị nằm sinh cùng phòng với một người phụ nữ tại huyện Hớn Quản. Chị sinh trước sản phụ kia chừng 15 phút. Hai bé sau đó được hai hộ lý đỡ đẻ đưa đi tắm, rồi bế ra ngoài cho người thân nhìn mặt trước khi bàn giao lại cho mẹ tại phòng nghỉ dưỡng.
Năm ngày sau, chị Trang xuất viện, đưa bé gái về nhà nuôi bình thường mà không hề biết chuyện bị nhầm lẫn. Trong khi đó, sản phụ chung phòng xuất viện một ngày trước. Hai nhà cách nhau chừng 5 km. "Thấy bé lớn lên mà chẳng giống ai trong gia đình, nhiều người cũng bàn tán nhưng không nghĩ đến chuyện bệnh viện trao nhầm con", chị Trang nói. 
Đầu tháng 5, trong lần đi bán bánh mì tại xã Phước An, huyện Hớn Quản, ông Nguyễn Duy Nguyên (61 tuổi, ba chị Trang) bất ngờ thấy người phụ nữ từng sinh cùng phòng với con gái mình 3 năm trước bế bé gái rất giống con đầu của chị Trang nên nghi ngờ. Được gia đình động viên, chị Trang mới mạnh dạn đưa bé về TP HCM xét nghiệm ADN thì phát hiện con gái không cùng huyết thống.
"Dù đã chuẩn bị tinh thần từ trước khi đến bệnh viện song khi có kết quả ADN, vợ chồng tôi bị sốc tâm lý, suy sụp", người mẹ buồn rầu.
Gia đình chị Trang liền đến gặp vợ chồng đang nuôi bé gái giống con của mình để "nói chuyện", đồng thời khiếu nại lên bệnh viện. "Gia đình bên kia họ không tin, bảo chúng tôi muốn cướp con của họ. Nhưng giờ có kết quả rồi, chúng tôi chỉ mong nhận con ruột về nuôi. Nếu được trao trả, hai vợ chồng tôi vẫn yêu quý bé đang nuôi như con của mình, vì dù sao nó cũng đã gọi chúng tôi bằng ba mẹ và gắn bó suốt 3 năm qua rồi", chị Trang bộc bạch.
Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long cho biết, qua rà soát quy trình và hồ sơ, hai thai phụ sinh cùng 6h30 ngày 10/1/2013, đều là bé gái và cân nặng 3 kg. "Theo quy trình, bệnh viện luôn có ký hiệu, đánh dấu đồng nhất giữa mẹ và bé để không nhầm lẫn khi cùng sinh chung. Tuy nhiên, có lẽ do hai bé sinh cùng thời gian nên trong lúc tắm rửa, giao cho gia đình đã xảy ra sự cố nhầm lẫn đáng tiếc", bác sĩ Cường nói.
Theo lãnh đạo bệnh viện này, sau khi biết kết quả xét nghiệm ADN, ngày 24/6, đơn vị đã mời hai gia đình và đại diện chính quyền địa phương lên để hòa giải, tìm phương án trong việc xúc tiến trao trả lại các bé cho ba mẹ ruột nhưng hầu như cả ba bên vẫn chưa có tiếng nói chung. 
"Bệnh viện đã nhận lỗi trước hai gia đình và đưa ra hướng hỗ trợ tinh thần 10 tháng lương tối thiểu cũng như các khoản phí vật chất mà hai bên phải gánh chịu trong 3 năm qua. Tuy nhiên, kết thúc buổi hòa giải, cả hai gia đình vẫn không có ý kiến gì với mức bồi thường cũng như thời gian trao đổi hai bé nên bệnh viện đang chờ", ông Cường nói và cho biết, trước mắt sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề trao trả con, sau đó mới xem xét xử lý trách nhiệm hai hộ sinh và những người liên quan.
Đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên bệnh viện trao nhầm trẻ sơ sinh. Tháng trước, hai bé gái của hai gia đình ở Thanh Hóa và Đà Nẵng cũng được phát hiện trao nhầm tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa 4 năm trước. Một trường hợp khác trao nhầm cách đây 42 năm tại nhà hộ sinh Ba Đình (Hà Nội), người mẹ này đang kiếm tìm con gái ruột của mình.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news